Chiều ngày 24/6/2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 481/482 đại biểu biểu quyết tán thành, chính thức giảm thuế 2% thuế GTGT từ ngày 01/7/2023. Các độc giả cùng  Easyinvoice tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

chinh-thuc-giam-thue-2%-thue-gtgt-tu-ngay-01-7-2023

1. Chính sách giảm thuế GTGT năm 2022

Vào ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP nhằm thực hiện chính sách miễn và giảm thuế dựa trên Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) được giảm xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa và dịch vụ mà hiện tại đang áp dụng mức thuế suất 10%. Tuy nhiên, có một số nhóm hàng hóa và dịch vụ không được hưởng mức thuế giảm, bao gồm:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không bao gồm khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong Phụ lục I của Nghị định 15/2022.
  • Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong Phụ lục II của Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy trong Phụ lục III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Các mức thuế giảm được áp dụng thống nhất cho các giai đoạn nhập khẩu, sản xuất, gia công và kinh doanh thương mại của từng loại hàng hóa và dịch vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

Đối với mặt hàng than được khai thác để bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), nó thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT.

Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP sẽ không được hưởng mức giảm thuế GTGT trong các giai đoạn khác ngoài giai đoạn khai thác và bán ra.

Nếu các hàng hóa và dịch vụ được liệt kê trong Phụ lục I, II và III của Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, thì sẽ tuân theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được áp dụng mức giảm thuế GTGT.

Chính sách giảm thuế GTGT nêu trên có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 đến ngày 31/12/2022.

chinh-sach-giam-thue-gtgt-nam-2022

2. Chính thức giảm 2% thuế GTGT từ ngày 01/7/2023

Chiều ngày 24/6/2023, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV với 481/482 đại biểu biểu quyết tán thành.

Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV, Quốc hội chấp thuận giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022. Cụ thể:

Theo Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 việc giảm thuế GTGT được thực hiện như sau:

Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Như vậy, từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, chính thức giảm thuế GTGT xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế GTGT 10% trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin,
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán,
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ bảo hiểm,
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bất động sản,
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa
  • Nhóm dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;

Ngoài ra, tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, UBTVQH nêu rõ quan điểm hiện chưa thể tăng mức giảm hay mở rộng phạm vi giảm thuế GTGT do sẽ tác động, ảnh hưởng nhiều đến thu ngân sách nhà nước, Chính phủ chưa có tính toán và đánh giá đầy đủ về tác động của chính sách

Đồng thời, đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 kết quả thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng cùng với kết quả thực hiện Nghị quyết số 43 để Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung các giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế nếu có.

Nhóm hàng hóa dịch vụ nào sẽ được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP?

Năm 2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội do Quốc hội ban hành trong đó có Chính sách hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể là chính sách giảm thuế GTGT như sau:

– Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Sau đó, ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể các đối tượng được giảm và không được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15.Theo đó, trừ các đối tượng sau đây thì các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang chịu thuế GTGT sẽ được giảm xuống 8%:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP .
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP  được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP , tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Ngày 15/06/2023, Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% năm 2023, trong đó nội dung của Dự thảo Nghị định gồm:

  • Hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT
  • Sửa đổi Danh mục hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT trong các Phụ lục
  • Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

3. Tác động của việc giảm 2% thuế GTGT từ ngày 01/7/2023

Về tác động của chính sách này, theo báo cáo của Chính phủ, nếu áp dụng việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm, dự kiến số tiền giảm thu ngân sách Nhà nước sẽ khoảng 24.000 tỷ đồng (đối với thu ngân sách Nhà nước năm 2023, dự kiến giảm 20.000 tỷ đồng do số thu thuế giá trị gia tăng của tháng 12/2023 được nộp trong tháng 1/2024).

Việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ có lợi trực tiếp cho người dân, giảm giá bán của hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất 10%, từ đó giảm chi phí tiêu dùng của người dân.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thuế suất 10%, họ sẽ được hưởng lợi từ chính sách này. Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

tac-dong-cuaviec-giam-2%-thue-gtgt-tu-ngay-01-7-2023

Trên đây  EasyInvoice đã cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?? Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí