Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Vậy nên, nhiều doanh nghiệp hiện nay đặc biêt quan tâm về các quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt là thời hạn nộp thuế. Đối Tượng Phải Nộp Thuế TNDN 2024 bao gồm những ai? Tất cả sẽ được EasyInvoice chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Doi-Tuong-Phai-Nop-Thue-TNDN-2024-1

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:

  • Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Đn vị sự nghiệp công lập, ngoài ra có hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập chịu thuế trong mọi lĩnh vực.
  • Tổ chức thành lập và hoạt động dưới quy định của Luật hợp tác xã.
  • Doanh lập thành lập và hoạt động theo pháp luật của những quốc gia khác, hay còn gọi là doanh nghiệp nước ngoài, có cơ sở thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Cơ sở thường trú cũng là cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài, để doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Tổ chức khác ngoài các tổ chức trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ, có thu nhập chịu thuế.

2. Quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy-dinh-ve-thu-nhap-chiu-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-1

Chỉ khi có phát sinh thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Thu nhập khác bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;
  • Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được;
  • Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót;
  • Các khoản thu nhập khác.

Bên cạnh đó, cần lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam:

  • Đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định;
  • Còn đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

3. Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2024

Huong-dan-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2024-1

Theo đó, Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định hướng dẫn về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế Phần trích lập Quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí