Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là một trong những dự án luật quan trọng, sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Ban soạn Dự thảo đã đưa hóa đơn điện tử vào Chương X nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý thuế và chống thất thu thuế.
Điện tử hóa công tác quản lý thuế
Ngoài bổ sung những quy định tạo điều kiện tối ưu nhất cho người nộp thuế, Dự thảo Luật quản lý thuế còn bổ sung thêm một chương quy định về hóa đơn điện tử nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và nâng cao năng lực của cơ quan thuế.
Dự thảo có quy định chi tiết về việc khởi tạo, lập, phát hành hóa đơn điện tử có mã xác thực/thông thường và cũng quy định cụ thể việc đăng ký, lưu trữ, sử dụng hóa đơn điện tử khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định của pháp luật thuế, pháp luật kế toán.…
Với sự thay đổi và bổ sung mới trong Dự thảo luật hiện tại sẽ giúp cho người nộp thuế, cụ thể là các kế toán doanh nghiệp chủ động việc tạo – lập – phát hành hóa đơn không phải phụ thuộc vào việc đặt in hóa đơn giấy như trước. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu điện tử hóa công tác quản lý của ngành thuế, hướng đến một chính phủ điện tử và bắt kịp xu hướng phát triển vô cùng bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện tại.
* Cụ thể, hóa đơn điện tử được quy định trong Dự thảo như sau:
Chương X: Áp dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử
– Điều 89. Hóa đơn điện tử
– Điều 90. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
– Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
– Điều 92. Dịch vụ về hóa đơn điện tử
– Điều 93. Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử
– Điều 94. Chứng từ điện tử
Doanh nghiệp không còn hoang mang
Nếu như trước đây hóa đơn điện tử là vấn đề gây nhiều hoang mang cho các doanh nghiệp trong việc khi nào phải dùng hóa đơn điện tử, có văn bản nào quy định chính thống chưa hay đăng ký hóa đơn điện tử ở đâu… thì giờ đây các doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm chắc, nắm vững được câu trả lời bởi hóa đơn điện tử được Chính phủ, ngành thuế xây dựng khung pháp lý tương đối đầy đủ. Ngoài việc quy định chi tiết trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử cũng đã được rà soát và bổ sung vào Dự thảo Luật quản lý thuế sửa đổi. Theo đó, việc chuyển đổi và thực hiện hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi và có lộ trình cụ thể.
Khung pháp lý khá cụ thể tuy nhiên việc triển khai hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp còn e dè với tâm lý thụ động, chờ đợi. Điều này, làm ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân các doanh nghiệp mà còn trì hoãn mục tiêu của Chính phủ. Thực tế, sử dụng hóa đơn điện tử doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký và khởi tạo mẫu hóa đơn mà không cần quá nhiều thủ tục hành chính và thời gian chờ đợi như trước đây. Nhờ quá trình khởi tạo hóa đơn nhanh chóng, do vậy các doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được tối đa thời gian cũng như nhân lực thực hiện.
Đồng thời, doanh nghiệp không cần phải nhập lại dữ liệu của từng hóa đơn vào báo cáo, bởi tất cả thông tin đã được cập nhật liên tục và lưu trữ lại theo mẫu của cơ quan Thuế. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa nguồn nhân lực cho công việc kế toán thuế, nhân lực giải quyết các công việc báo cáo, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn, thuế.
Trước thực tế đó, hóa đơn điện tử EasyInvoice tích cực phối hợp với ngành thuế tiên phong trong việc hỗ trợ – đồng hành với các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi. Với EasyInvoice, doanh nghiệp có thể dùng thử miễn phí phần mềm, có những chính sách ưu đãi lớn và quà tặng miễn phí cho các doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp còn phân vân hay vướng mắc về hóa đơn điện tử hay liên hệ ngay với EasyInvoice để được hỗ trợ.
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 096.426.3333 – 0962.583.777
Facebook: https://www.facebook.com/H%C3%B3a-%C4%91%C6%A1n-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-Easy-Invoice-2476965272318003/