Quy định về mức phạt chậm đăng ký mã số thuế cá nhân như nào? Hãy cùng EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Mã số thuế cá nhân là gì?
Mã số thuế cá nhân là dãy số tự nhiên bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và các ký tự được cấp bởi cơ quan thuế. Mục đích cung cấp mã số thuế cá nhân đối với người nộp thuế là để quản lý số thuế mà cá nhân người lao động nộp khi phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Cá nhân thực hiện kê khai thu nhập của mình chỉ sử dụng duy nhất một mã số thuế cá nhân được cung cấp.
2. Mã số thuế cá nhân được dùng để làm gì?
Mã số thuế cá nhân là một số định danh duy nhất được gán cho mỗi người dân hoặc công dân trong một quốc gia để theo dõi và quản lý thông tin thuế liên quan đến thu nhập và các hoạt động tài chính cá nhân của họ. Mã số thuế cá nhân thường được sử dụng cho các mục đích sau:
- Thuế thu nhập cá nhân: Mã số thuế cá nhân được sử dụng để tính toán và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập mà cá nhân đó kiếm được từ các nguồn khác nhau, như lương, tiền lãi, cổ tức, thu nhập từ việc kinh doanh cá nhân, và các hoạt động tài chính khác.
- Khai báo thuế: Cá nhân cần phải khai báo thông tin thuế liên quan đến thu nhập và các hoạt động tài chính cá nhân của mình. Mã số thuế cá nhân là một phần quan trọng trong quá trình này, giúp chính quyền có thể xác định chính xác thông tin về cá nhân và các hoạt động tài chính của họ.
- Xác minh danh tính: Mã số thuế cá nhân giúp xác minh danh tính của cá nhân trong các giao dịch liên quan đến tài chính, như mở tài khoản ngân hàng, tham gia các chương trình bảo hiểm, mua bất động sản, vay tiền và nhiều giao dịch khác.
- Điều tra và tuân thủ thuế: Chính quyền có thể sử dụng mã số thuế cá nhân để thực hiện các hoạt động kiểm tra, điều tra việc tuân thủ thuế, đảm bảo rằng các cá nhân không vi phạm luật thuế hoặc trốn thuế.
- Thống kê và nghiên cứu: Dữ liệu thu thập từ các mã số thuế cá nhân có thể được sử dụng để thực hiện các thống kê và nghiên cứu về mẫu thuế, xu hướng thuế và sự phân bố thuế thu nhập trong xã hội.
3. Căn cứ pháp lý
Căn cứ khoản 3, điều 33, luật quản lý thuế số 38/2019/QH13 quy định:
“Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế“
Như vậy các bạn thấy rằng:
- Đăng ký mã số thuế cá nhân là trách nhiệm của doanh nghiệp.
- Đối tượng cần đăng ký mã số thuế cá nhân là cá nhân có thu nhập từ doanh nghiệp.
- Thời hạn đăng ký mã số thuế cá nhân lần đầu cho cá nhân chưa có MST là 10 ngày kể từ ngày phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
4. Vậy không đăng ký mã số thuế cá nhân cho nhân viên có bị phạt không?
Chiếu theo quy định trên thì nếu bạn không đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế thì bạn sẽ bị phạt. Vậy mức phạt như thế nào?
Căn cứ điều 10, nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; … quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Đăng ký thuế; … quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
…..
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; … quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Đăng ký thuế; … quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
…..“
5. Thời hạn đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động
Theo khoản 5 điều 6 thông tư 98/2016/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế.
Cơ quan chỉ trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm.
– Theo đó:
Doanh nghiệp bạn phải đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm. (Thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính)
Lưu ý thêm, quy định là đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, đây tính là ngày làm việc, tức là không tính ngày nghỉ các bạn nhé. Nếu bạn tính cả ngày nghỉ là không đúng đâu nhé.
6. Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động
Theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện ủy quyền đăng ký thuế qua cơ quan chỉ trả thu nhập (công ty). Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
- Văn bản ủy quyền;
- Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- Tờ khai đăng ký người phụ thuộc;
- Bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người phụ thuộc.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về phạt chậm đăng ký mã số thuế cá nhân. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc và giúp bạn tự tin hơn khi tham gia vào các giao dịch với công ty nước ngoài.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |