Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, việc áp dụng hóa đơn điện tử trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ăn uống cần phải tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này của EasyInvoice sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với dịch vụ ăn uống và những lưu ý quan trọng.

1. Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là gì?

Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống là hóa đơn ăn uống được xuất theo dưới dạng hóa đơn điện tử (HĐĐT). Theo đó, hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin cung cấp dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2. Quy định xuất hóa đơn dịch vụ ăn uống hợp lệ

2.1 Nội dung hoá đơn nhà hàng ăn uống

Hóa đơn điện tử ăn uống phải đảm bảo đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn đảm bảo ghi đúng tiêu chuẩn được quy định tại Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì tên liên hóa đơn phải được thực hiện theo điểm c, khoản 2, điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC
  • Số hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua (nếu có)
  • Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch
  • Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
  • Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
  • Chữ viết tiếng Việt, chữ số Ả Rập và đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”

Lưu ý:

Tùy từng hình thức bán hàng người bán ghi tên hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho phù hợp.

  • Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách hàng đặt ăn thì doanh nghiệp ghi rõ tên các món ăn như: Cá rán, thịt nướng, tôm hấp, rau cải luộc,…; đồ uống: nước ngọt, bia rượu,… kèm theo các dịch vụ phát sinh (nếu có)
  • Đơn vị tính có thể là: đĩa, chén, bát, xoong nồi, kg…
  • Đối với suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất ăn, hộp, đĩa, khay,…

noi-dung-hoa-don-nha-hang-an-uong2.2 Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ ăn uống

Thời gian lập hóa đơn điện tử ăn uống là thời điểm căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 và Điểm g, Khoản 4, Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
– Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ ăn uống không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.
– Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.

2.3 Lập, xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống không cần bảng kê

Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có rất nhiều và nhiều điểm khác với hóa đơn giấy. Trước kia khi sử dụng hóa đơn giấy nhiều trường hợp người bán phải sử dụng đến bảng kê kèm theo do số lượng món ăn nhiều và không thể ghi hết trên 1 trang. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử, người bán lập hóa đơn không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn, vì vậy không được lập bảng kê khi cung cấp dịch vụ ăn uống.

lap-xuat-hoa-don-dien-tu-dich-vu-an-uong-khong-can-bang-ke

Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Thời Điểm Lập Hóa Đơn Điện Tử Đối Với Dịch Vụ Ăn Uống. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088

Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí