Khi doanh nghiệp phát triển, việc chuyển đổi từ hình thức hộ kinh doanh sang công ty TNHH một thành viên trở nên cần thiết để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp lý để tránh các rủi ro pháp lý và tài chính. Trong bài viết này của EasyInvoice sẽ hướng dẫn thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty TNHH một thành viên, mời quý bạn đọc theo dõi.
1. Hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang công ty khi nào?
Tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
– Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Hình thức doanh nghiệp có thể là: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tuy nhiên, đối với việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có một hạn chế, được quy điịnh tại Khoản 2, Điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh cá thể hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần”.
Như vậy, hộ kinh doanh cá thể không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Mà chỉ được thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần.
2. Thủ Tục Chuyển Đổi Từ Hộ Kinh Doanh Sang Công Ty TNHH Một Thành Viên
2.1 Căn cứ pháp lý
- Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có nhiều hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển sang loại hình công ty để có thể mở rộng quy mô, nhân sự và dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng lớn hơn.
2.2 Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi
Hộ kinh doanh muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi bao gồm các loại giấy tờ được liệt kê dưới đây:
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao còn thời hạn, hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Điều lệ của công ty.
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên trong doanh nghiệp đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông đồng sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Đối với trường hợp có thành viên góp vốn bổ sung thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức.
- Bản sao còn hiệu lực của CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc giấy tờ liên quan phù hợp của người đại theo diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc cổ đông của công ty.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ trong trường hợp người đại diện doanh nghiệp không có tại địa phương.
- Bản sao có hiệu lực của CMND/CCCD/hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ liên quan của người được ủy quyền.
2.3. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ hợp lệ thì nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính của công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ online qua địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để được xét hồ sơ kịp thời.
2.4. Thời gian giải quyết
Sau khi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tại địa phương doanh nghiệp đăng ký làm trụ sở chính nhận hồ sơ thì sẽ bắt đầu kiểm tra lại hồ sơ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Thời gian mà doanh nghiệp nhận được kết quả vào khoảng từ 02 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
3. Lợi ích và hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
3.1 Lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Những lợi ích khi kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp:
- Được hoạt động dưới tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, vay vốn ngân hàng;
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ của công ty;
- Nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ các hiệp hội nghề nghiệp, tiếp cận được với các ưu đãi đầu tư từ nhà nước, khi hoạt động với chức năng mới, doanh nghiệp có thể huy động được sự tham gia góp vốn của tổ chức, cá nhân khác; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay của ngân hàng, có cơ hội được mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao vị thế trên thương trường…
Đặc biệt khi hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp còn được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước:
- Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
- Được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo miễn phí hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
- Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều kiện để được hỗ trợ: Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
3.2 Hạn chế khi chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Bên cạnh những lợi ích, vẫn còn những mối lo ngại lớn hơn khiến nhiều hộ kinh doanh mặc dù có doanh thu tốt vẫn không muốn chuyển sang kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp. Nguyên nhân mà nhiều hộ kinh doanh “ngại chuyển đổi” là vì:
- Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với thuế suất cao hơn nhiều lần hộ kinh doanh như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động và các loại thuế khác như: Thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt…;
- Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải mở sổ sách kế toán, hàng tháng còn phải tốn tiền thuê kế toán, rồi phải mua chữ ký số, hóa đơn điện tử…;
- Chế độ sổ sách kế toán của doanh nghiệp rất phức tạp, phải kê khai, quyết toán thuế, làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính và phải đảm bảo tất cả báo cáo, sổ sách luôn đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán;
- Vấn đề tuyển dụng, sa thải lao động hoặc giải thể doanh nghiệp cũng phải theo đúng quy định;
- Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh như bảo hiểm, lao động, phòng cháy chữa cháy… và chính những thủ tục này sẽ làm gia tăng chi phí, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.Lưu ý khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp
Trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề liên quan sau đây:
4.1 Mã số thuế
- Đơn vị chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế mới theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mã số thuế của hộ kinh doanh cũ sẽ chấm dứt hiệu lực và được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh.
4.2 Nghĩa vụ thuế
Để chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp thì hộ kinh doanh cần phải thực hiện hết nghĩa vụ thuế trước khi chuyển đổi.
Nếu hộ kinh doanh chưa thực hiện hết nghĩa vụ thuế thì:
- Doanh nghiệp mới chuyển đổi sẽ phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế từ hộ kinh doanh cũ
- Nếu chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần thì chủ hộ kinh doanh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với hộ kinh doanh.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang công ty TNHH một thành viên“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |