Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, có nhiều công ty trong nước đang có ý định liên doanh, hợp tác với các đối tượng nước ngoài. Vậy hạch toán lãi thu từ góp vốn liên doanh như thế nào? Cùng EasyInvoice tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1.Liên doanh là gì?

Liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập các công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi theo phương thức thỏa thuận. Chủ thể liên doanh có thể tham gia thành lập nhiều đơn vị kinh tế liên doanh khác nhau để phát huy các khả năng, thế mạnh kinh tế, kỹ thuật của mình. Việc liên doanh được thực hiện dưới các hình thức hợp tác như giữa hai hay nhiều doanh nghiệp tham gia mang quốc tịch khác nhau, giữa doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệp ở trong nước hoặc doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc với nhà đầu tư nước ngoài, giữa các doanh nghiệp liên doanh với nhau, giữa Chính phủ các nước với nhau.

2.Công ty liên doanh là gì?

Thực ra hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa một cách hoàn chỉnh về công ty liên doanh, do đó, ở đây chúng ta chỉ nói tới khái niệm mà mọi người vẫn tự đưa ra.

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

– Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

– Công ty liên doanh mang tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư

– Vốn pháp định của công ty liên doanh: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.

+ Với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

+ Phần tỷ lệ góp vốn của các bên trong công ty liên doanh trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên không được thấp hơn 30% vốn pháp định của công ty liên doanh

– Trong tổ chức hoạt động của công ty liên doanh: Có sự phối hợp cùng góp vốn trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam. Mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của các bên.

3.Các hình thức liên doanh

Có 3 hình thức liên doanh chủ yếu sau:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh được đồng kiểm soát (hay còn gọi là

hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát);

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát (nay còn

gọi là tài sản đồng kiểm soát);

+ Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát (hay còn

gọi là cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).

Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu,thu nhập khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thoả thuận của hợp đồng kinh

doanh.

Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào góp vốn.

Các hình thức liên doanh có 2 đặc điểm chung như sau:

— Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng;

— Thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát.

4.Hạch toán lãi thu từ góp vốn liên doanh và công ty liên kết

Kế toán Hạch toán lãi thu từ góp vốn liên doanh và công ty liên kết. Việc nhận khoản tiền do công ty liên doanh,công ty liên kết chia lãi cho doanh nghiệp sẽ được hạch toán giống như nhận được tiền lãi tiền gửi ngân hàng.

Nếu mới nhận được giấy báo doanh nghiệp chưa thực sự nhận được khoản tiền này kế toán sẽ hạch toán Nợ 1388 Có 515

Khi nhận được khoản tiền này kế toán sẽ hạch toán Nợ 111,112,222,223,.. Có 1388

Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về hạch toán lãi thu từ góp vốn liên doanh. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí