Trong suốt quá trình kinh doanh, để thống kê được lợi nhuận, chi phí cần phải có hóa đơn bán hàng. Chính vì vậy, bài viết sau đây của easyInvoice sẽ hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh.
1. Hóa đơn bán hàng là gì?
Hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn trực tiếp, hóa đơn thông thường) là loại hóa được sử dụng để kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
Loại hóa đơn này được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong nước hoặc khi xuất khẩu hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác tương tự như xuất khẩu như: Hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức thuộc khu phi thuế quan; hoạt động bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở trong nước. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này sẽ bao gồm cả hóa đơn điện tử, hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
2. Đối tượng sử dụng
Đối tượng được phép sử dụng hóa đơn bán hàng là các cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp, bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) có bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã hay các ban quản lý dự án.
- Các hộ, cá nhân kinh doanh
- Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỉ lệ % doanh thu của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hay từng vi phạm về hóa đơn, đã bị phạt hành chính về việc trốn thuế, gian lận thuế thì phải dùng hóa đơn tự in, đặt in.
3. Cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh
Một hóa đơn bán hàng được công nhận là hợp lệ phải đáp ứng được đầy đủ những đầu mục nội dung liệt kê dưới đây.
3.1. Đầu mục về thời gian
– Hoạt động bán hàng: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng hàng hóa.
– Hoạt động cung cấp dịch vụ: Là ngày hoàn thành cung cấp dịch vụ cho người mua.
– Hoạt động xây dựng: Là ngày nghiệm thu và bàn giao hạng mục và công trình thi công.
3.2. Thông tin về người bán
– “Đơn vị bán hàng”: Ghi tên của công ty bán hàng.
– “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên cung cấp, bán hàng.
– “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ của bên cung cấp, bán hàng theo giấy phép đã đăng ký kinh doanh.
– “Điện thoại/Fax”: Ghi số điện thoại, số fax của bên cung cấp, bán hàng.
– “Số tài khoản”: Ghi số tài khoản giao dịch của bên cung cấp, bán hàng đã đăng ký với cơ quan thuế trước đó theo mẫu 08.
3.3. Thông tin về người mua hàng
– “Họ tên người mua hàng”: Ghi đầy đủ họ tên của người mua hàng. Trong trường hợp người mua hàng không lấy hóa đơn thì phải ghi rõ nội dung là “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp thông tin”.
– “Tên đơn vị”: Ghi đầy đủ tên hoặc tên viết tắt của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
– “Mã số thuế”: Ghi mã số thuế của bên mua hàng.
– “Địa chỉ”: Ghi địa chỉ chính xác của bên mua hàng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– “Hình thức thanh toán”: Ghi “CK” đối với giao dịch mua hàng được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, ghi “TM” đối với giao dịch được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Trong trường hợp chưa xác định được giao dịch thanh toán bằng hình thức nào thì ghi chú “CK/TM”.
3.4. Thông tin loại hàng hóa dịch vụ
Dưới đây là 11 trường thông tin cần phải hoàn thành về loại hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
– “STT”: Ghi số thứ tự tăng dần (1,2,3…) của các loại hàng hóa, dịch vụ dựa trên căn cứ của bản hợp đồng.
– “Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi chi tiết, đầy đủ tên gọi ,ký hiệu hay mã xác định của từng loại hàng hóa/ dịch vụ bán ra giống như tên hàng hóa lúc mua vào.
– “Đơn vị tính”: Ghi đơn vị tính của hàng hóa bán ra giống với đơn vị tính khi mua vào.
– “Số lượng”: Ghi số lượng của từng hàng hóa/ dịch vụ được bán ra.
– “Đơn giá”: Ghi giá bán đối với 1 đơn vị sản phẩm chưa bao gồm thuế GTGT.
– “Thành tiền”: Ghi tổng số tiền (Thành tiền = đơn giá x số lượng).
– “Cộng tiền hàng”: Ghi thành tổng tiền thanh toán.
– “Thuế suất thuế GTGT”: Ghi mức thuế suất của từng loại hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10% tùy từng mặt hàng.
– “Tiền thuế GTGT”: Ghi tiền thuế GTGT (thuế GTGT = Cộng tiền hàng x Thuế suất thuế GTGT)
– “Người mua hàng”: Người đi mua hàng ký và ghi rõ đầy đủ họ tên.
– “Người bán hàng”: Người cung cấp, bán hàng ký và ghi đầy đủ họ tên.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng cho hộ kinh doanh. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |