Trong ngành dịch vụ ăn uống ngày nay, việc quản lý tài chính và thực hiện các giao dịch mua bán trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp nâng cao hiệu quả quản lý và giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính. Trong bài viết này của  EasyInvoice sẽ giới thiệu về mẫu hóa đơn dịch vụ ăn uống.

mau-hoa-don-dich-vu-an-uong

1. Hóa đơn dịch vụ ăn uống là gì?

Hóa đơn dịch vụ ăn uống là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống lập khi có khách hàng mua dịch vụ. Hóa đơn ghi nhận các thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống (về thông tin bên bán và bên mua, số lượng, khối lượng, đơn giá, thời gian cung cấp dịch vụ…) và được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ ăn uống là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền.

2. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý khi nào?

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử được xác nhận nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Có sự đảm bảo đủ tin cậy tính vẹn toàn của thông tin trong hóa đơn điện tử từ thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
  • Tính vẹn toàn của thông tin là còn đầy đủ và chưa bị thay đổi. Ngoài những thay đổi hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, hiển thị hoặc lưu trữ HĐĐT.
  • Thông tin trong hóa đơn điện tử khi hoàn chỉnh có thể truy cập, sử dụng khi cần thiết.

3. Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống

quy-dinh-ve-hoa-don-dich-vu-an-uong

Đối với hóa đơn đầu vào có nội dung hóa đơn là ‘dịch vụ ăn uống’ thì:

– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn giấy thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Bảng kê đính kèm trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

– Trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC.

  • Trên hóa đơn phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.
  • Hóa đơn phải có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

4. Cách viết hóa đơn dịch vụ ăn uống

cach-viet-hoa-don-dich-vu-an-uong

4.1  Nội dung trên hóa đơn dịch vụ ăn uống hợp lệ:

Cách ghi Hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống phải có đầy đủ các bước và nội dung như:

  • – Tên hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự của hoá đơn
  • – Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
  • – Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
  • – Tên hàng hoá/dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá/dịch vụ và thành tiền được ghi bằng cả số lẫn chữ

Trong đó, hoá đơn dịch vụ ăn uống hợp lệ phải xác định được hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định người mua hàng và người bán hàng là ai, tên hàng hoá/dịch vụ hoặc nội dung phải rõ ràng để kiểm kê.

4.2 Trường hợp khác:

Trong các trường hợp xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống không có đầy đủ các nội dung bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài Chính.

4.3 Mẫu hóa đơn dịch vụ ăn uống

Dưới đây là mẫu hóa đơn dịch vụ ăn uống

Trên đây  EasyInvoice đã cung cấp thông tin về mẫu hóa đơn dịch vụ ăn uống. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc..

Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí