Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là mẫu chứng từ quan trọng được sử dụng với nhằm chứng minh nguồn gốc hàng hóa.Không chỉ đóng vai trò chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong khâu lưu thông vận chuyển mà phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ còn có ý nghĩa trong công tác quản lý nội bộ. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như nào? Bạn đọc cùng EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là một trong các loại chứng từ kế toán được các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc sử dụng phổ biến hiện nay và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hoá trên thị trường, giúp các doanh nghiệp trong việc quản lý nội bộ.
Khoản 6 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý sẽ áp dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ:
– Trường hợp nhập khẩu hàng hoá uỷ thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở nhận uỷ thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.
– Trường hợp uỷ thác xuất khẩu hàng hoá:
+ Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hoá uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường.
+ Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ, trong đó có thể sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản để điều chuyển, xuất bản về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bản, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
+ Tổ chức, cá nhân xuất hàng hoá bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định.
2. Các trường hợp cần sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:
– Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác:
Nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
– Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:
Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
– Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu:
Cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường
3. Một số lưu ý về phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung về Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ như sau:
– Ký hiệu mẫu số hoá đơn điện tử: Số 6 phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hoá đơn, bao gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử.
– Ký hiệu hoá đơn điện tử:
+ Ký tự đầu tiên là một chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hoá đơn điện tử không có mã;
+ Hai ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập thể hiện năm lập hoá đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số số của năm dương lịch.
+ Một ký tự tiếp theo là chữ cái N áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử.
+ Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.
Ví dụ: “6K22NAB” là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 20… do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.
Ký hiệu mẫu số hoá đơn do Cục Thuế đặt in là một nhóm gồm 11 ký tự thể hiện các thông tin về: tên loại hoá đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hoá đơn. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là 03XKNB.
Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Cụ thể: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
4. Mẫu phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ mới nhất hiện nay là Mẫu số 03/XKNB ban hành tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn.Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56