Trong quá trình kinh doanh và thanh toán thuế, mã số thuế (MST) của mỗi doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, có hai loại MST phổ biến mà các doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng: MST 10 số và MST 13 số. Bài viết sau đây của Easyinvoice sẽ cung cấp thông tin về phân biệt mã số thuế doanh nghiệp, MST 10 số và MST 13 số, mời quý bạn đọc tham khảo.
1. Mã số thuế là gì?
MST là gì? Theo thông tư 95 của Bộ Tài Chính, khái niệm mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc những ký tự được cơ quan quản lý Thuế cấp cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. MST này có thể giúp nhận biết, xác định từng người nộp thuế ở thời điểm hiện tại. Trong số đó, có thể kể tới những người có hoạt động xuất nhập khẩu. Mã số thuế sẽ được ghi nhận và quản lý một cách thống nhất trên toàn quốc cụ thể là Việt Nam.
Mỗi doanh nghiệp, cá nhân thực hiện nộp thuế sẽ được cấp một MST khác nhau. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ được cấp thêm một mã số cụ thể nữa. Đó chính là mã số của doanh nghiệp.
2. Mã số thuế có quy định như nào?
Theo quy định, mã số thuế sẽ tuân theo một cấu trúc nhất định. Từ đó, ta có thể dễ dàng nắm được những thông tin cần thiết khi nhìn vào MST.
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13
Trong đó:
- N1N2: Là số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế (theo “Danh mục mã phân khoảng tỉnh”);
- N3N4N5N6N7N8N9: Được quy định theo cấu trúc tăng dần từ 0000001 đến 9999999;
- N10: Là chữ số kiểm tra;
- N1N2N3N4N5N6N7N8N9N100: Được cấp cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế;
- N11N12N13: Được cấp cho các đơn vị trực thuộc theo cấu trúc tăng dần từ 001 đến 999;
- Dấu “-” là ký tự dùng phân tách 10 số đầu và 3 số cuối.
3. Mã số thuế 10 số là gì?
Mã số thuế 10 số có thể được gọi là mã số thuế công ty hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số kinh doanh đều được.
Mã số thuế doanh nghiệp được cấp 1 lần cho 1 doanh nghiệp, được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chỉ hết hiệu lực khi doanh nghiệp đó giải thể.
Các đơn vị độc lập dưới đây được cấp mã số thuế 10 số:
- Hợp tác xã;
- Doanh nghiệp;
- Đại diện hộ kinh doanh, hộ gia đình;
- Các tổ chức kinh tế có phát sinh nghĩa vụ thuế;
- Các cá nhân khác…
4. Mã số thuế 13 chữ số là gì?
Mã số thuế 13 số hay còn gọi là mã số thuế đơn vị phụ thuộc.
Đối tượng được cấp mã số thuế 13 số là:
- Đơn vị phụ thuộc: chi nhánh công ty, văn phòng đại diện;
- Địa điểm kinh doanh của hộ và cá nhân kinh doanh;
- Nhà đầu tư, nhà thầu, hiệp định dầu khí, công ty mẹ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được cử đại diện nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng;
- Các đơn vị phụ thuộc khác được thành lập hợp pháp và có phát sinh nghĩa vụ thuế…
Mã số thuế 13 số của chi nhánh, văn phòng đại diện phải được kích hoạt và có hiệu lực trong hệ thống đăng ký thuế trước khi có thông báo hoạt động.
5. Hình thức cấp MST doanh nghiệp
Theo quy định Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC. MS doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì MS doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), MS doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.
MST 10 số được cấp cho các doanh nghiệp.
MST 13 số được cấp cho các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Phân biệt mã số thuế doanh nghiệp, MST 10 số và MST 13 số“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |