Hộ kinh doanh gia đình là loại hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, phù hợp với những người muốn khởi nghiệp quy mô nhỏ. Tuy nhiên, để hoạt động hợp pháp, hộ kinh doanh cần hoàn tất thủ tục đăng ký theo quy định. Bài viết này của  EasyInvoice sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình, mời quý bạn đọc cùng theo dõi

thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh-ho-gia-dinh

1. Hộ kinh doanh gia đình là gì?

Kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh do cá nhân hoặc hộ gia đình đứng ra làm chủ. Đây là mô hình phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với quy mô nhỏ và vốn đầu tư thấp.

Một số đặc điểm chính của kinh doanh hộ gia đình có thể kể đến như:

  • Chủ sở hữu: Do cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tự quản lý và vận hành.
  • Phạm vi hoạt động: Được phép đăng ký kinh doanh và hoạt động trên toàn quốc, nhưng bị giới hạn ở một địa điểm kinh doanh cố định.
  • Quy mô lao động: Không được sử dụng quá 10 lao động. Nếu vượt quá số lượng này, hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
  • Trách nhiệm tài sản: Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính liên quan, bao gồm cả tài sản cá nhân.
  • Hoạt động kinh doanh: Bao gồm các lĩnh vực như giao dịch thương mại, sản xuất, cung cấp dịch vụ, và tổ chức các hoạt động khác phù hợp với giấy phép đăng ký.

2. Điều kiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Để xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình, các cá nhân hoặc nhóm cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:

2.1 Về người đại diện

Yêu cầu về nhân thân

Người đại diện cho hộ kinh doanh phải là thành viên trong hộ gia đình. Người này cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý

Người đại diện sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của hộ gia đình. Điều này bao gồm việc nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính và tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

2.2. Về địa điểm kinh doanh

Yêu cầu về địa chỉ

Địa điểm kinh doanh phải là nơi cư trú của hộ gia đình, có thể là nhà riêng hoặc một địa điểm khác mà hộ gia đình có quyền sử dụng hợp pháp. Địa chỉ này cần được ghi rõ trong hồ sơ xin giấy phép.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Địa điểm kinh doanh cần đáp ứng các yêu cầu về an toàn, vệ sinh và phòng cháy chữa cháy. Nếu hoạt động kinh doanh liên quan đến sản xuất hoặc dịch vụ, cần đảm bảo các điều kiện về môi trường và sức khỏe cho người lao động.

2.3. Về ngành nghề

Phù hợp với quy định pháp luật

Hộ gia đình có thể kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với quy định của pháp luật. Một số ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép chuyên ngành hoặc chứng chỉ hành nghề, ví dụ như kinh doanh thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục, v.v.

Nghiên cứu thị trường 

Trước khi quyết định ngành nghề, hộ gia đình nên nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu và khả năng cạnh tranh. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng thành công mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký hộ kinh doanh có quy định như sau:

Đăng ký hộ kinh doanh

  1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  •  Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

ho-so-dang-ky-kinh-doanh-ho-gia-dinh

Vậy, hồ sơ làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình có quy định như sau:

Hộ kinh doanh thực hiện đăng ký tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh;

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đầy đủ các giấy tờ theo quy định pháp luật;

Bước 2: Xử lý hồ sơ

– Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;

– Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh-ho-gia-dinh-2

Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0964 263 333

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI NGAY0357.16.2222 Tư vấn miễn phí