Cách xây dựng thang, bảng lương như thế nào? Căn cứ theo quy định của Pháp luật về lao động các doanh nghiệp sẽ buộc phải xây dựng thang, bảng lương. Cùng EasyInvoice tìm hiểu về xây dựng thang bảng lương qua bài viết dưới đây.
1. Thang bảng lương là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách xây dựng thang, bảng lương doanh nghiệp cần xác định rõ thang lương là gì, bảng lương là gì? Thang lương, bảng lương được áp dụng cho người lao động trong phạm vi của doanh nghiệp.
Thang lương là hệ thống các nhóm lương (ngạch lương), bậc lương (hệ số lương) được quy định sẵn, làm căn cứ để doanh nghiệp chi trả tiền lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động, thể hiện được tính công bằng, minh bạch.
Bảng lương là văn bản tổng hợp tổng số tiền thực mà doanh nghiệp trả cho người lao động gồm các khoản như: tiền lương, thưởng, phụ cấp và tiền trợ cấp,…trong một khoảng thời gian nhất định.
Lưu ý: Thu nhập mà người lao động nhận được ghi trong bảng lương dựa trên năng suất làm việc, việc hoàn thành công việc của người lao động.
2. Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương
Để xây dựng thang bảng lương đạt chuẩn doanh nghiệp phải lưu ý các quy định của pháp luật về thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp sẽ cần xây dựng thang bảng lương trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động Thương binh xã hội quận, huyện nơi Doanh nghiệp đóng địa bàn.
- Doanh nghiệp có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp.
- Khi các quy định của pháp luật thay đổi thang lương bảng lương doanh nghiệp đã xây dựng trước đó không còn phù hợp.
2.1 Mẫu thang lương, bảng lương
Cách xây dựng thang, bảng lương khó nhưng cần lưu ý rất nhiều các vấn đề. Một mặt để vừa đảm bảo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao mặt khác đảm bảo thang bảng lương có lợi cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng được nhân lực hiệu quả, cạnh tranh được với các đơn vị khác đồng thời vẫn đảm bảo chi phí kinh doanh.
2.2 Quy định của Pháp luật về thang lương, bảng lương và định mức lương
Khi xây dựng thang lương, bảng lương năm 2023, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau đây:
(i) Bậc 1 (bậc thấp nhất) phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
(ii) Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, phát sinh 02 trường hợp sau đây:
– Trường hợp các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
– Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
(iii) Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ Luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiểu là 5%. do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.
(iv) Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên… của người lao động.
2.3. Mức lương tối thiểu vùng năm 2023
Năm 2023, mức lương tối thiểu vùng được quy định như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
(i) Mức lương tối thiểu tháng tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là 4.680.000, 4.160.000, 3.640.000, 3.250.000 đồng.
(ii) Mức lương tối thiểu giờ tại Vùng I, II, III, IV lần lượt là 22.500, 20.000, 17.500, 15.600 đồng.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về xây dựng thang bảng lương. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |