Trong quá trình kinh doanh, nhiều doanh nghiệp và cá nhân thường gặp phải câu hỏi “Tạm ứng có phải xuất hóa đơn không?” Đây là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán, đòi hỏi sự hiểu biết và áp dụng đúng quy định pháp luật để tránh vi phạm và xử lý hóa đơn một cách chính xác. Trong bài viết này của EasyInvoice, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy định về việc xuất hóa đơn cho các giao dịch tạm ứng và những điều cần lưu ý.
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ – CP, hóa đơn là chứng từ kế toán do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của Luật kế toán.
Trong đó, hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do cá nhân, tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
2. Các loại hóa đơn điện tử
Căn cứ Điều 5 Nghị định 119/2018, hiện nay hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
– Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT): Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế.
– Hóa đơn bán hàng: Áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế.
– Các loại hóa đơn khác gồm: Vé điện tử, thẻ điện tử, tem điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử.
3. Cơ sở pháp lý của xuất hóa đơn
Cơ sở pháp lý của xuất hóa đơn được quy định tại:
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC
- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP
- Công văn số 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ Tài chính
- Công văn số 42900/CT-TTHT ngày 26/6/2017 của Cục thuế Hà Nội
4. Hướng dẫn về thời điểm xuất hóa đơn hợp pháp
Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, quy định về thời điểm xác định thuế GTGT:
“2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại tiết b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại tiết a Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính) quy định về nguyên tắc lập hóa đơn:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…. ”
+ Tại tiết a Khoản 2 Điều 16 quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
“… Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền….”
Theo quy định trên thì:
– Trường hợp bạn nhận tiền đặt cọc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì các bạn chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.
– Trường hợp các bạn thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì các bạn phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
Tại Công văn số 13675/BTC-CST ngày 14/10/2013 của Bộ Tài chính và Công văn số: 42900/CT-TTHT ngày 26/6/2017 của Cục thuế Hà Nội, hướng dẫn về việc xuất hóa đơn với hoạt động dịch vụ như sau:
“– Trường hợp công ty nhận tiền đặt cọc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì công ty chưa phải lập hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.
– Trường hợp Công ty thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì Công ty phải lập hóa đơn theo quy định, ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.“
Theo quy định trên, nếu:
– Công ty nhận tiền tạm ứng, cho việc đặt cọc thực hiện hợp đồng, thì chưa phải lập hóa đơn GTGT.
– Công ty nhận tiền tạm ứng, đã cung cấp dịch vụ, hoặc hợp đồng đã thực hiện, thì phải lập hóa đơn GTGT.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về tạm ứng có phải xuất hóa đơn không.Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |