Khi kinh doanh việc hiểu rõ các loại hóa đơn là điều quan trọng của doanh nghiệp. Vậy những loại hóa đơn trong năm 2024 mà doanh nghiệp cần biết là những hóa đơn nào? Hãy cùng EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Hóa đơn điện tử là gì?
– Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
– Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
(Khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
2. Những loại hóa đơn trong năm 2024 mà doanh nghiệp cần biết
Các loại hóa đơn trong năm 2024 được quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
– Hóa đơn giá trị gia tăng.
– Hóa đơn bán hàng.
– Hóa đơn điện tử bán tài sản công.
– Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia.
– Các loại hóa đơn khác như: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng.
(Doanh nghiệp có thể tham khảo các mẫu hóa đơn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 78/2021/TT-BTC).
3. Các loại hóa đơn áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay
3.1 Hóa đơn giá trị gia tăng (hay còn gọi là hóa đơn đỏ, hóa đơn VAT)
Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng trong các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
3.2 Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
– Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
Ví dụ: Công ty cổ phần A khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu vực nội địa hay khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn bán hàng nếu khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; sử dụng hóa đơn GTGT nếu khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
>>>>> Có thể bạn quan tâm Cách Lập Tờ Khai Quyết Toán Thuế TNCN 05/QTT-TNCN TT80
3.3 Hóa đơn điện tử bán tài sản công
Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
3.4 Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
3.5 Các loại hóa đơn khác gồm:
- Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng (trừ tem, vé, thẻ nêu trên) có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
3.6 Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Trên đây EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Những loại hóa đơn trong năm 2024 mà doanh nghiệp cần biết“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.
Để được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline: 096.426.3333 hoặc 0915.873.088 |
Kinh doanh: 0357.16.2222 hoặc 0888.16.26.56 |